Có nên dùng thiền để buông bỏ hận thù?

13/07/2025 04:24 PM

Thiền chính là không thiền. Nếu tâm đã khởi lên ý muốn mong cầu thì đó đã là tâm tham. Khi đã tham thì nó làm cho tâm ý mê mờ, không còn sáng suốt. Khi đó dù có thiền gì cũng chỉ vô ích mà thôi.

Có một phật tử tha thiết bộc bạch với vị thiền sư: “Con xin được hỏi rõ nguyên nhân nào mà trong lòng con luôn giữ mãi mối hận thù với một người bấy lâu nay. Con nghi ngờ rằng có khi nào vì con bị kẹt lại bởi một ý nghĩ nào đó mà con chưa xả ly được. Con có thực tập thiền vipassanā một vài khóa. Nhưng khi tìm hiểu bài giảng của sư ông con nhận ra có vẻ con bị nghiêng nhiều về thiền định.

“Hiện tại con bị dính mắc quá sâu vào những cảm xúc giận dữ và dỗi hờn khiến con có bị căng thẳng đau đầu. Trước khi thực hành thiền vipassanā con cũng là người hay gồng và kiểm soát bản thân rất chặt chẽ để công việc đúng tiến độ nhưng vì khó hòa hợp với môi trường làm việc.

“Con từng bị kiệt sức và chênh vênh, nhưng sau đó bằng ý chí của mình, con cũng tự hồi phục lại cho bản thân. Khi tự vực mình dậy sau những biến cố, con bị đè nén vì khó lòng buông bỏ con người cũ của mình. Con có thiền vipassanā hằng mong buông xả nhưng con vẫn chưa thể nhận biết trọn vẹn, chưa nhìn thấy rõ Pháp vận hành và có những quyết định đúng cho bản thân.

"Bạch Thầy ấy có phải là do con thực hành sai cách và có cách nào mình có thể sửa chữa cải thiện không thưa Thầy?”
 

hãy buông bỏ sân hận


Vị Thiền sư trả lời:

“Cái sai của con chính là ở chỗ dùng ý chí hoặc thiền để mong buông bỏ được hận thù. Thực ra hận thù đang giúp con rõ biết chính mình hơn. Vậy sao con không lắng nghe lại cho thật rõ trạng thái thân tâm cùng với những cảm giác, cảm xúc khi hận thù như thế nào để thấy ra chính mình? Khi chưa rõ biết chính mình (thực tại thân-tâm-cảnh đang là) thì mọi biện pháp để mong giải quyết vấn đề đều vô ích”.

Vây nên, dù đang ở trạng thái tâm nào, kể cả tham lam, sân hận hay đau buồn… chúng ta không cần đè nén hay trốn chạy; mà hãy quay về để thấy rõ nó đang như thế nào, nhận biết rõ tâm ta đang tham sân, hay hận thù… như thế nào? Đó là đã thấy ra chính mình, “như nó đang là”. Ta cũng không cần gồng mình, ép tâm vào một trạng thái nào đó (như trạng thái thiền). Khi đã thấy rõ, pháp sẽ tự có cách giải toả, giúp ta thoát ra khỏi những trạng thái như vậy, vì nó sẽ “buông” theo lẽ tự nhiên. Đó là sự vận hành chân thật của pháp.

Theo ý Thầy Viên Minh

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ

KẾT NỐI TRÍ TUỆ

CÕI TA BÀ - SỐNG CHẾT VÀ TÁI SINH
Cẩm nang cho cuộc sống

Phóng hạ đồ đao / Lập địa thành Phật
Biển khổ vô biên / Quay đầu là bờ

Liên hệ: [email protected]